Trong quá trình làm việc, Tủ bếp Nam Việt đã nhận ra có rất nhiều lỗi liên quan đến tủ bếp mà nhiều người dễ mắc phải khi thiết kế nhà mà không lường được trước. Vậy những lỗi tủ bếp đó là gì và cách giải quyết ra sao, hãy cùng Tủ bếp Nam Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Dưới đây là 12 lỗi thiết kế tủ bếp thường gặp và cách giải quyết mà Tủ bếp Nam Việt đã đúc rút được sau quá trình làm nghề . Hy vọng giúp các chủ nhà có được căn bếp như mong đợi.
1. Chọn vật liệu cho tủ bếp
Nếu các gia chủ lựa chọn gỗ làm vật liệu cho tủ bếp thì cần phải lựa chọn đúng chủng loại. Lý do là bởi khoang chậu rửa và giá bát treo ở tủ trên luôn luôn có hơi ẩm và nước, một thời gian gỗ bị ngấm nước là vênh hết, đặc biệt là gỗ ván dăm MFC, kể cả gỗ công nghiệp lõi xanh. Nam Việt gợi ý nên sử dụng gỗ công nghiệp lõi nhựa Picomat cho khoang bên dưới. Khu vực bên trên không dính nước có thể linh động gỗ MDF lõi xanh. Đối với bề mặt bên ngoài tủ, tuỳ điều kiện kinh tế mà các gia chủ lựa chọn loại phù hợp, từ melamine, sơn bóng, cao cấp hơn có thể dùng laminate cho tử bên dưới và acrylic bóng cho tủ bên trên để tránh bị xước.
2. Vị trí của tay nắm tủ bếp
Lỗi tủ bếp thứ 2 là bắt tay nắm tủ bếp không đúng vị trí, khiến chị em nội trợ khó thao tác. Tủ bếp trên mà lắp tay nắm ở phía giữa cánh thì sẽ rất khó khăn cho những ai có chiều cao hạn chế. Nếu tủ dưới bắt tay nắm phía giữa khi mở cũng phải cúi gập người khá khó chịu.
3. Chia đợt (ngăn) tủ không hợp lý
Nếu các gia chủ chia đợt trong tủ bếp quá tiết kiệm sẽ bị lãng phí khoảng không, hoặc chia các ngăn không phù hợp. Ví dụ như ngăn để các chai lọ như nước mắm, dầu ăn không được thiết kế cao quá sẽ rất bất tiện.
4. Bắt thiếu vít ở bản lề
Thường có 4 lỗ ở bản lề nhưng thợ gỗ khi lắp đặt tại nơi thường chỉ bắt 2 cho nhanh. Điều này sẽ dẫn đến hệ luỵ là sau một thời gian sử dụng, cánh cửa tủ sẽ bị xệ. Chúng tôi khuyên gia chủ nên sát sao, buộc thợ lắp tủ phải bắt vít đủ 4 lỗ bản lề
5. Bản lề ở khoang chậu rửa
Tủ bếp đặt dưới khoang chậu rửa thường ẩm ướt hơn các khu vực khác, nên bản lề ở khoang này thường bị gỉ. Chúng tôi khuyên nên sử dụng bản lề loại tốt hẳn (inox 304) cho khoang tủ này để chống gỉ.
6. Thi công mép đá – chậu rửa
Khu vực này thường xuyên phải tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa do bếp là nơi phải dọn dẹp, lau chùi thường xuyên. Nếu không muốn một thời gian sau tủ bếp bị ngấm nước thì hãy bơm silicon thật kỹ quanh mép đá, chậu rửa.
7. Lắp chậu rửa âm bàn
Lắp chậu rửa bát dương bàn có nhược điểm là vành chậu rửa lồi lên trên mặt đá nên khó vét nước trên bề mặt xuống chậu, gây khó khăn khi dọn vệ sinh. Tủ bếp Nam Việt gợi ý các gia chủ nên lắp chậu rửa âm bàn, khi thi công luôn khoét đá làm 2 nấc để vành chậu rửa luôn bên dưới đá, vừa đẹp lại tiện dụng, dễ vệ sinh.
8. Vệ sinh tủ bếp kỹ càng sau khi thi công
Sau khi thi công tủ bếp, bụi gỗ sẽ bám nhiều trong các ray trượt của ngăn kéo. Nếu không vệ sinh kỹ càng, ngăn kéo tủ bếp sẽ bị hoen gỉ, bị kẹt, khó di chuyển sau một thời gian ngắn sử dụng.
Nhiều gia chủ không tính toán chiều cao cho tủ bếp dưới, có nhà đóng tủ bếp khá thấp 70cm hoặc cao vọt lên 90-95cm khiến cho các bà nội trợ, nhất là các bà mẹ chiều cao tầm 1,5m thao tác rất khó khăn. Tủ bếp dưới cao 80 – 82cm (bếp âm mặt đá) là phù hợp với đa phần phụ nữ Việt Nam. Nếu có lắp đặt các thiết bị liên quan như máy rửa bát, lò nướng thì cần điều chỉnh độ cao lên thêm cho phù hợp với thiết bị, nhưng cũng chỉ nên dưới 88cm.
10. Số lượng ổ điện
Việc thiếu vị trí ổ điện trên bàn bếp cũng gây ra bất tiện. Điều này rất hay gặp ở các dự án chung cư, chủ đầu tư thường tiết kiệm bằng cách cắt giảm ổ điện. Tuy nhiên phải có ít nhất 3-4 ổ cắm cho nồi cơm, siêu nước, lò vi sóng, nồi chiên,… Việc lắp đặt ổ điện phải được lưu ý từ khâu xây dựng. Ngoài ra không thể thiếu ổ cho cả lò nướng, bếp từ, máy lọc nước ở tủ dưới, hút mùi ở tủ trên.
11. Thiết kế mặt bàn bếp
Gia chủ Việt thường có xu hướng lựa chọn mặt đá làm mặt bàn bếp cho gia đình. Với mặt bàn bếp trước khi lắp đặt nên gia cố thêm thanh gỗ bên dưới, bởi mặt đá granite thường mỏng dưới 2cm, khi chịu lực tác động mạnh lúc làm bếp như băm, chặt gà, xương mạnh có thể dẫn đến rạn nứt.
Sử dụng loại đá gì cho mặt bếp cũng là một lưu ý không nhỏ, nhiều mặt đá marble vân đá rất đẹp hoặc chi phí thấp nhưng ko phù hợp, dùng một thời gian là ngấm nước hoặc ố vàng, rất mất thẩm mỹ. Nên sử dụng loại đá granite có độ dai và cứng cần thiết, hoặc đá nhân tạo cao cấp đã qua xử lý chống thấm thì tốt hơn nhiều.
12. Đèn chiếu sáng cho tủ bếp
Rất nhiều người lắp sai vị trí của đèn, hoặc chỉ lắp đèn trần khiến cho ánh sáng từ trên trần chiếu xuống luôn bị khuất bóng. Giải pháp đúng là lắp đèn LED dây, thanh ngay bên dưới của tủ bếp trên, vùng sáng sẽ tập trung đúng chỗ.