Mẫu Nhà Bếp đẹp & Lưu ý Khi Thiết Kế Phòng Bếp

Phòng bếp là nơi gia đình quây quần bên mâm cơm, hâm nóng và vun đắp tình cảm. Các mẫu nhà bếp đẹp và các lưu ý khi thiết kế phòng bếp sau đây sẽ là cẩm nang cần thiết khi xây nhà, trang trí và mua đồ dùng nhà bếp.

Thiết kế phòng bếp như thế nào là đẹp?

Để thiết kế phòng bếp đẹp đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ theo rất nhiều nguyên tắc và phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: diện tích, nội thất phòng bếp và ánh sáng.

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn

Diện tích phòng bếp sẽ được cân đối theo diện tích tổng thể ngôi nhà hoặc theo số lượng thành viên trong gia đình.

Các diện tích phòng bếp phổ biến
Trường hợp Diện tích phù hợp
Diện tích tối thiểu cho phòng bếp 12m2
Phòng bếp cho nhà 2 người ~15m2
Phòng bếp cho nhà 3 người ~20m2
Phòng bếp cho nhà 4 người ~22 – 25m2

Lưu ý: Diện tích phòng bếp có thể thay đổi theo nhu cầu, sở thích. Vẫn có phòng bếp nhỏ tầm 6 – 8m2 hoặc thiết kế kết hợp với phòng ăn, liên thông phòng khách để tiết kiệm diện tích

Kích thước hợp lý nhất cho các đồ nội thất trong bếp

 

Kích thước tủ bếp

  • Chiều cao tủ bếp dưới tầm 81 – 86 cm và chiều sâu tầm 60cm.
  • Chiều cao tủ bếp dưới tầm 80 cm và chiều sâu tầm 35 – 45cm.
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới tầm 60 – 80cm.
  • Độ cao của kệ bếp treo tường so với mặt sàn tầm 1m7 – 1m9.

Kích thước quầy bar mini trong nhà bếp

  • Chiều cao của quầy bar tầm 70 – 80 cm.
  • Chiều cao của quầy bar gắn với bàn bếp hoặc bàn đảo khoảng 1m – 1m2.
  • Chiều sâu đủ để sử dụng của quầy bar là từ 40 – 60 cm.

Cách bố trí nội thất phòng bếp chuẩn nhất

Nội thất phòng bếp thường bao gồm: tủ, kệ, đảo bếp, bàn ăn, bếp điện/ bếp gas, tủ lạnh, bồn rửa chén, nơi bỏ rác và máy khử mùi (nếu có).

Nội thất trong nhà bếp được bố trí hợp lý nhất là khi ta tuân thủ nguyên tắc “tam giác bếp”.

 

 

Tam giác bếp (the kitchen work triangle) còn được gọi là “tam giác làm việc” được phát minh vào năm 1940. Đây là phát minh giúp con người có thể tối ưu không gian trong nhà bếp, dựa trên 3 vật dụng phổ biến nhất là: bếp lửa, bồn rửa bát và tủ lạnh.

Một số nguyên tắc tam giác bếp thông dụng
STT Vị trí Yêu cầu
1 Cạnh tam giác: 

  • Khoảng cách giữa bếp và bồn rửa.
  • Khoảng cách giữa bồn rửa và tủ lạnh.
  • Khoảng cách giữa tủ lạnh và bếp.
Kích thước từ 1.2 m đến > 2.7 m
2 Tổng chiều dài của cả 3 cạnh tam giác. Kích thước từ 4 – 8 m
3 Giữa 2 điểm bất kì của tam giác: 

  • Giữa bếp và bồn rửa.
  • Giữa bồn rửa và tủ lạnh.
  • Giữa tủ lạnh và bếp.
Phải thật thông thoáng, không có chướng ngại vật
4 Khu vực chuẩn bị thức ăn kế bên bồn rửa. > 91cm
5 Khoảng cách hai bên bếp lửa. 1 bên ≥ 40 cm 

1 bên ≥ 30 cm

Nhà bếp là nơi có nguy cơ bắn dầu mỡ, ẩm ướt nên vật liệu ốp tường/ lát sàn cho khu vực này phải có khả năng chịu nước, dễ lau chùi. Xem thêm các vật liệu ốp tường bếp phù hợp tại đây.

Hướng dẫn bố trí ánh sáng nhà bếp phù hợp nhất

Cường độ ánh sáng cho nhà bếp (hay còn gọi là độ rọi) theo tiêu chuẩn TCVN 7114:2008 phải lớn hơn hoặc bằng 500 lux. Đây là ánh sáng phù hợp cho gia chủ hoạt động trong bếp, không gây chói mắt và được xem là dễ chịu nhất.

3 nguồn sáng trong nhà bếp
  • Ánh sáng tự nhiên từ cửa và giếng trời.
  • Ánh sáng đèn soi rọi khắp phòng bếp.
  • Ánh sáng từ đèn tác vụ (Task Lighting) soi sáng một khu vực cụ thể.

Đèn tác vụ thường đặt tại các vị trí nấu nướng như mặt bếp, chỗ sơ chế nguyên liệu. Và những loại đèn chỉ dùng để trang trí thường tập trung ở khu vực bàn ăn hoặc dùng để tạo điểm nhấn cho các vật dụng decor như: tranh treo tường, bàn đảo hay bình hoa.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT NAM VIỆT

Xưởng sản xuất: 21/28 , Nguyễn Thị Sáng, Ấp 6 , Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, TP. HCM

E-Mail: tubepnamviet@gmail.com

Điện thoại: 0918 880 481


Notice: Array to string conversion in /home/tubep/web/tubepnamviet.com/public_html/wp-includes/taxonomy.php on line 1055