Mẫu phòng bếp tân cổ điển luôn thuộc top xu hướng thiết kế nội thất được các gia đình ưa chuộng. Phong cách này gây ấn tượng từ ánh nhìn đầu tiên với vẻ đẹp đầy sang trọng, kiêu sa và rất đỗi thanh lịch. Cách thiết kế nội thất bếp như thế nào để mang lại sự khoa học, tiện nghi? Nên sử dụng các vật dụng ra sao để tôn lên sự tinh xảo trong không gian bếp tân cổ điển?
1. Đặc trưng của mẫu phòng bếp tân cổ điển
1.1. Màu sắc phòng bếp tinh tế, trang nhã
Điều quan trọng cần nhắc đến khi thiết kế nội thất biệt thự bất cứ căn phòng nào chính là màu sắc. Đặc biệt tại phòng bếp, nơi gia đình quây quần, tụ họp, màu sắc góp phần tạo sự thoải mái, giúp bữa ăn thêm ngon miệng. Thiết kế phòng bếp biệt thự tân cổ điển chuộng những màu sắc sáng hoặc trung tính như trắng, kem,… Những sắc màu này mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thoáng rộng, tôn lên sự sang trọng trong không gian.
Những màu nổi bật như đỏ, vàng, nâu,…không sử dụng quá nhiều mà chỉ dùng để nhấn nhá. Sự kết hợp màu sắc tương phản này tạo nên không gian bếp đầy ấn tượng, đậm chất hoàng gia. Bên cạnh đó, phong cách nội thất tân cổ điển thường có những đường cong trang trí tinh tế, tỉ mỉ. Vậy nên lựa chọn gam màu phù hợp góp phần bật tôn lên những đường nét ấy, nhấn mạnh sự lộng lẫy của căn bếp gia đình.
1.2. Ánh sáng chan hòa, sinh động
Cũng nhiều phong cách khác, phòng bếp tân cổ điển rất coi trọng ánh sáng. Sự kết hợp của cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo góp phần tạo hiệu ứng lung linh hơn. Ánh sáng chan hòa mang đến cảm giác ấm áp nhưng cũng không kém phần thanh lịch và sang trọng. Bạn nên bố trí cửa sổ ở khu vực bếp để đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Phòng bếp giữ được sự thông thoáng, lưu thông không khí tốt, không bị ám mùi thức ăn.
Đồng thời đừng quên sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo để phòng bếp không có góc tối nào. Đặc biệt, đèn chùm là thứ không thể thiếu trong thiết kế phòng bếp phong cách quý phái này. Với bề ngoài xa hoa, đây cũng là điểm nhấn trang trí thu hút cho căn bếp tân cổ điển. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng với những loại đèn âm trần, đèn LED tủ bếp dưới để tạo thuận tiện trong công việc nấu nướng.
1.3. Lựa chọn chất liệu mẫu phòng bếp tân cổ điển sang trọng
Sự sang trọng, kiêu sa là bản chất, hồn cốt của thiết kế thi công biệt thự phong cách tân cổ điển. Bởi vậy để thể hiện được nét đẹp tinh hoa này thì chất liệu nội thất cũng phải tương xứng. Đặc biệt những chất liệu sử dụng tại phòng bếp cần chú ý cả yếu tố an toàn, độ bền. Tân cổ điển linh hoạt hơn so với cổ điển trong việc kết hợp vật liệu tự nhiên lẫn công nghiệp. Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và tất cả được gia công tỉ mỉ mang đến vẻ đẹp đẳng cấp.
Gỗ tự nhiên, đá hoa cương, da,…là những vật liệu cao cấp thường được sử dụng trong thiết kế nội thất phòng bếp biệt thự tân cổ điển. Trong đó, gỗ tự nhiên dùng làm tủ bếp hoặc bàn ghế ăn. Chúng dễ dàng tạo hình cũng như chạm khắc hoa văn, họa tiết khác nhau. Đá sử dụng để ốp mặt bàn bếp bởi nó có thể chịu lực và chống thấm hiệu quả. Những chất liệu khác như da, kim loại,…được ứng dụng phù hợp, tất cả phối hợp tô điểm cho sự tinh xảo, kiêu sa của phòng bếp tân cổ điển.
1.4. Hoa văn, họa tiết trang trí tinh xảo, tỉ mỉ
Trong nhà bếp ta thường quan tâm nội thất ở công năng sử dụng và không yêu cầu nhiều chi tiết trang trí. Tuy vậy, khi thiết kế phòng bếp tân cổ điển, bản thân nó đã kết hợp hài hòa cả 2 yếu tố này.
Tân cổ điển ghi điểm ở những hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ bàn ghế, tủ bếp cho đến mảng tường, trần thạch cao,…Tất cả được thiết kế dựa trên nguyên tắc thiết kế biệt thự tân cổ điển đối xứng dù từ đường phào chỉ, bo góc nhỏ nhất. Vậy nên phòng bếp tân cổ điển tự nó đã rất “hút hồn”, quyến rũ mà không cần thêm món đồ trang trí nào khác.