Phong cách Vintage là gì?
Vintage là từ gốc tiếng Pháp. Nó có nghĩa là rượu hoặc dầu. Thuật ngữ này lúc đầu được dùng để gọi tên những chiếc xe đã qua sử dụng, có tuổi đời lên đến hơn nửa thập kỷ. Sau đó, khái niệm vintage dùng để chỉ trang phục, những bộ quần áo second hand.
Phong cách Vintage chỉ thực sự thăng hoa nở rộ từ lúc bước vào giữa thế kỷ 20. Để dễ hiểu hơn thì phong cách Vintage chính là lối phong cách có sự kết hợp giữa hai yếu tố: Hiện đại và cổ điển đan xen, kết hợp hài hòa lẫn nhau. Chúng bổ trợ cho nhau, không bài trừ nhau. Từ đó tạo nên phong vị riêng cho phong cách Vintage trở thành một làn gió mới trong thiết kế nội thất kiến trúc. Nó vừa giúp cho không gian sống mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị, vừa làm tôn lên được nét tinh tế và sự từng trải của thời gian.
Để xác định một không gian kiến trúc nào đó có thuộc phong cách Vintage chuẩn hay không. Bạn cần cân nhắc đến những yếu tố như màu sắc, ánh sáng, vật dụng nội thất trang trí có phù hợp hay không. Cụ thể, phong cách Vintage sẽ có những đặc điểm nào? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết ngay sau đây.
Đặc điểm của Phong cách thiết kế nội thất Vintage
Nhắc đến phong cách thiết kế nội thất Vintage nhiều người thường nghĩ ngay đến những vật mang tính chất hoài niệm. Có thể là một mảng tường sơn vàng nâu hoài cổ. Cũng có thể là vài mẩu giấy báo trang trí đậm chất xưa. Điều này là đúng, nhưng chưa đủ. Bởi những yếu tố góp phần làm nên phong cách Vintage không chỉ dừng lại ở đó.
Màu sắc
Màu sắc trong phong cách Vintage thường sử dụng là gì? Vintage sử dụng 2 loại phối màu dưới đây:
+ Phong cách Mid Century Modern: sử dụng những tông màu ấn tượng, mang tác dụng nhấn mạnh, đặc tả, thu hút sự chú ý vào một mảng không gian cố định nào đó. Có thể là màu nâu đất, nâu trầm, đỏ cam, đỏ nâu, cam đất, vàng nâu…
+ Phong cách Art Deco Vintage: bao gồm những gam màu trung tính, nhã nhặn, nhẹ nhàng như trắng, kem, be, xanh nhạt.
Đồ nội thất
Nếu màu sắc đóng vai trò làm nền, làm background thì nội thất là yếu tố chính của phong cách Vintage. Do đó, gia chủ cần đầu tư và lựa chọn đồ nội thất thật kỹ, sao cho có thể tạo nên sự đồng bộ trong không gian.
Khi thiết kế Phòng bếp phong cách Vintage, bạn có thể chọn những món đồ vật như: đồng hồ, bức tranh, đèn chùm, tủ bếp bằng gỗ, bàn ăn bằng gỗ… để mang lại cảm giác xa xưa, hoài niệm đậm chất Vintage đầy tính thẩm mỹ.
Vật dụng trang trí
Nhà bếp được sử dụng với mục đích chính là chế biến thức ăn và dùng bữa. Do đó, việc lựa chọn những vật dụng trang trí nên ở mức vừa phải. Không nên lạm dụng để tránh gây rối mắt, và vướng víu khi hoạt động trong bếp.
Bạn chỉ nên thổi làn gió Vintage vào căn bếp của mình bằng những món đồ vật trang trí nhỏ xinh như một lọ hoa nhỏ đặt ở cửa sổ hoặc bàn ăn, một vài bức tranh treo… Ngoài ra, thảm hoặc sàn gỗ cũng là yếu tố thuộc phong cách Vintage mà bạn có thể tham khảo cân nhắc lựa chọn sử dụng bài trí.
Ánh sáng
Nếu phòng khách cần là một nơi sáng sủa, ngập tràn ánh sáng, phòng ngủ cần hạn chế ánh sáng thì phòng bếp là nơi cần phân bố ánh sáng vừa phải. Tốt hơn hết phòng bếp nên có sự kết hợp của cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn nhân tạo.
Bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên lùa vào bếp bằng cách lắp một khung cửa sổ nhỏ. Làm như vậy sẽ giúp thoát hơi nóng và mùi khi nấu ăn ra ngoài. Đồng thời, khí trời tự nhiên cũng làm cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi phải đứng bếp quá lâu.
Ảnh sáng tự nhiên là tốt nhất
Đối với hệ thống ánh sáng nhân tạo, tùy thuộc vào gu thẩm mỹ, sở thích và lối thiết kế của phòng bếp. Bạn có thể cân nhắc giữa việc nên lắp đèn âm trần, đèn chùm hay đèn thả treo. Tuy nhiên, nếu muốn mang hơi hướng của phong cách Vintage thì chúng tôi xin bật mí mẹo nhỏ đó là bạn nên chọn loại đèn có ánh sáng màu vàng nhạt.
Nó không những cùng tông với phong cách thiết kế nội thất, đảm bảo sự hài hòa, đồng điệu. Mà ánh sáng đèn vàng còn giúp cho thức ăn trông trở nên lung linh, bắt mắt, hấp dẫn và ngon miệng hơn đấy nhé.
Những lưu ý khi thiết kế nội thất theo phong cách Vintage
Tuy đây là phong cách đơn giản nhưng cũng cần lựa chọn phần nội thất kỹ lưỡng để phù hợp với tổng thể căn nhà. Không nên quá rườm rà, cầu kỳ, phải biết cách phối những vật dụng, màu sắc lại với nhau. Để thiết kế phòng bếp theo phong cách chuẩn Vintage, các bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
Chọn vật dụng nội thất phù hợp với thiết kế ngôi nhà
Vintage đúng là lối phong cách đi về hướng hoài cả. Những vật phẩm nội thất có giá trị càng lâu đời thì càng giá trị. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn phải cố chọn những món nội thất thật cổ, thật đắt tiền. Thay vào đó, bạn cần chú tâm hơn đến sự thống nhất và đồng bộ của từng món đồ nội thất đặt trong gian bếp cần có sự liên quan, tương hỗ cho nhau. Cũng như nó phải phù hợp với kiến trúc tổng quan của toàn bộ ngôi nhà.
Không nên lạm dụng quá nhiều đồ nội thất trong nhà
Lời khuyên cho các bạn đó là đừng cố nhồi nhét thật nhiều món đồ nội thất trong nhà nói chung, và trong phòng bếp phong cách Vintage nói riêng.
Đặc thù của phòng bếp là nơi để nấu nướng, chế biến thức ăn mỗi ngày. Đồng thời, ở một số nhà có sự kết hợp giữa phòng ăn và phòng bếp thì yếu tố nội thất cần tránh sự rườm rà. Vì càng đặt nhiều món đồ thì càng khiến cho không gian trở nên nặng nề, rối rắm. Hoặc thậm chí gây mất cân đối, giảm hài hòa và sự thống nhất không gian.
Ưu tiên chọn màu sắc tông sáng
Màu sắc chính là yếu tố giúp tạo điểm nhấn, truyền đạt thông điệp và kích thích về mặt tinh thần đáng kể. Đặc biệt là đối với những căn bếp có diện tích nhỏ, hẹp thì bạn càng nên sử dụng những vật dụng phòng bếp có tông màu sáng sủa như trắng, be, kem, xanh nhạt. Nó sẽ giúp mở rộng chiều không gian và tạo sức hút, đem đến cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.
Gợi ý trang trí Phòng bếp phong cách Vintage đúng gu
Gợi ý trang trí Phòng bếp phong cách Vintage đúng gu Phong cách Vintage đang là xu hướng nhiều người áp dụng trong mỗi căn bếp nhà mình. Mang lại vẻ đẹp đơn giản mà tinh tế, sang trọng hiện đại so với các phong cách khác, lại tiết kiệm chi phí. Để trang trí phòng bếp Vintage hợp gu thời thượng, cần nhiều yếu tố như sau: Chọn màu sơn
Chọn màu sơn
Màu sơn góp phần thể hiện được phong cách nội thất không gian nhà ở mà gia chủ muốn theo đuổi, hướng đến.
Trong phong cách Vintage thì những gam màu sáng như: màu kem, trắng, xanh dương, xanh mint là những tông màu phổ biến nhất. Nếu muốn tăng thêm vẻ ấn tượng thì bạn có thể phối lên màu sơn nền tường bằng những họa tiết hoa nhỏ li ti hoặc các câu slogan của người nổi tiếng.
Chọn phụ kiện
Phòng bếp mang phong cách Vintage thì nên ưu tiên sử dụng những phụ kiện trang trí nhỏ xinh. Càng bé càng đáng yêu. Nhưng cũng không hề làm giảm đi sự bắt mắt và kích thích trí tò mò khám phá của người khác khi có cơ hội đặt chân vào gian bếp đậm chất Vintage.
Một chiếc đồng hồ treo tường theo kiểu Vintage, một chiếc màn cửa, hay khăn trải bàn có họa tiết, cũng góp phần làm cho không gian nhà bếp thêm phần xinh xắn và thơ mộng hơn rất nhiều.
Trang trí trần bếp
Nhiều người thường chú ý vào tủ bếp, bàn bếp, kệ bếp, bàn ăn, hay các vật dụng nội thất khác khi trang trí phòng bếp. Thế nhưng bạn có biết rằng, Phòng bếp phong cách Vintage nhất định phải được trang trí phần trần bếp thật kỹ lưỡng hay không. Bởi trần bếp giúp quyết định đến vẻ đẹp cổ điển cũng như thể hiện được cá tính, phong cách của gia chủ.
Cách trang trí phòng bếp trong phong cách Vintage cũng khá đơn giản. Hầu hết là trang bị thêm hệ thống đèn. Có thể dùng đèn chùm, đèn Led thả treo hoặc âm trần tùy theo diện tích không gian.
Chọn bàn ăn
Trong việc lựa chọn bàn ăn dành riêng cho kiểu phòng bếp thuộc phong cách Vintage thì bạn nên ưu tiên cho những mẫu bàn ăn có kiểu dáng đơn giản, nhẹ nhàng. Có thể kết hợp bàn cùng với khăn trải bàn ăn, một lọ hoa nhỏ xinh hoặc một vài bóng đèn thấp đơn giản để tô điểm cho không gian dùng bữa thêm phần thân mật, gần gũi.
Sắp xếp, bố trí nội thất đúng cách
Yếu tố cần có ở bất kỳ một căn phòng bếp nào đó chính là sự gọn gàng và ngăn nắp. Dĩ nhiên, phòng bếp phong cách Vintage cũng không nằm ngoại lệ.
Việc sắp xếp và bài trí nội thất, dụng cụ làm bếp theo trật tự rõ ràng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, cũng như đảm bảo sự thuận tiện cho các chị em phụ nữ khi vào bếp làm nội trợ.
Ngoài ra, nếu muốn tăng thêm vẻ lung linh và bắt mắt cho căn bếp, bạn có thể đặt một chậu cây hoặc chậu hoa nhỏ xinh ngay gần vị trí làm bếp hoặc cửa sổ. Hoa và cây cỏ tự nhiên sẽ mang đến cho bạn nhiều trạng thái tinh thần tích cực và phấn chấn hơn.
Những mẫu Phòng bếp phong cách Vintage đẹp
Với hàng loạt những kinh nghiệm thiết kế thi công phòng bếp phong cách Vintage mà chúng tôi vừa nêu trên, chắc hẳn bạn sẽ muốn chiêm ngưỡng ngay một số không gian nhà bếp được thiết kế chuẩn Vintage để có thêm mẫu tham khảo trang hoàng cho căn bếp nhà mình thêm phần độc đáo và đẹp mắt.
Thấu hiểu được tâm lý đó, dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý ngay cho bạn những mẫu phòng bếp theo phong cách Vintage đẹp hút hồn. Đừng bỏ lỡ nhé.
Phòng bếp phong cách Vintage gam màu trắng chủ đạo
Sử dụng gam màu trắng làm chủ đạo, căn phòng bếp phong cách Vintage trở nên đẹp tinh khôi và thật ấn tượng. Từ bàn bếp, tủ bếp, kệ bếp, nội thất vật dụng nhà bếp, cho đến ngay cả bàn ăn đều được gia chủ sắp đặt một cách có chủ ý. Và thật sự nó để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt người cảm nhận ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Một không gian phòng bếp tuy có diện tích không quá lớn. Nhưng mọi vật dụng đều được bố trí rõ ràng, ngăn nắp. Từng khu vực phòng bếp đều được phân chia mục đích sử dụng rõ ràng.
Phòng bếp sử dụng ánh sáng tự nhiên. Bàn ăn có thể nhìn hướng ra phía cửa sổ ngắm cảnh quan. Từng chi tiết đều thể hiện rõ gia chủ là một người nhẹ nhàng, sâu sắc và thật tinh tế.
Phòng bếp Vintage gam màu xanh oliu
Mang một làn gió mới trong thiết kế nội thất theo phong cách chuẩn Vintage. Mặc dù không phổ biến bằng những gam màu trung tính truyền thống, nhưng rõ ràng, thiết kế phòng bếp phong cách Vintage theo tông màu xanh oliu trông thật khác biệt đúng không nào.
Nó vừa mang đến sự hiện đại, trẻ trung, mới lạ. Vừa tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của phong cách Vintage cần có từ ánh sáng, màu sắc cho đến nội thất, vật dụng trang trí.
Nếu gia chủ là một người thuộc thế hệ gen Z và muốn tạo không gian khác lạ thì nhất định đừng bỏ qua gam màu xanh oliu đẹp độc đáo này nhé.
Phòng bếp Vintage phối màu trắng xanh lạ mắt
Hệt như một gian bếp bước ra từ trong bộ phim hoạt hình nào đấy. Phòng bếp Vintage phối màu trắng xanh dễ dàng đốn tim người xem bằng độ “xinh xỉu” của nó.
Vừa nhẹ nhàng, vừa ấn tượng, vừa đan xen một chút gì đó rất tiểu thư. Căn bếp này thực sự khiến cho các cô nàng chỉ muốn lao ngay vào bếp và trổ tài nấu nướng cho mọi người cùng thưởng thức.
Phòng bếp theo phong cách Vintage màu xanh nhạt
Cảm nhận đầu tiên của bạn khi nhìn thấy phòng bếp màu xanh nhạt chuẩn Vintage này là gì? Đó chính là vẻ đẹp rất mực cổ điển, nhưng không kém phần gần gũi và ấm cúng.
Tông màu xanh nhạt tưởng chừng như khá nhạt nhòa. Thế nhưng, nó lại là background chuẩn giúp tôn lên vẻ đẹp của những vật dụng trang trí nhà bếp đậm chất vintage.
Một vài chiếc rèm cửa in họa tiết hoa bé xinh. Một vài chậu hoa đặt cạnh cửa sổ tạo điểm nhấn. Bàn ăn được đặt quay mặt hướng ra ngoài cửa sổ. Giúp mọi người có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm cảnh vật xung quanh thoáng đãng.
Yêu cầu tối thiểu cần có của một căn bếp theo phong cách Vintage đó chính là sự đồng đều, thống nhất trong kiến trúc. Và mẫu phòng bếp nêu trên đã thể hiện được trọn vẹn điều đó. Bạn có thể lưu ngay mẫu này để tham khảo khi cần thiết.
Phòng bếp Vintage sử dụng giấy báo trang trí
Thiết kế phòng bếp phong cách vintage sử dụng chất liệu giấy báo mang đậm tính chất hoài cổ. Tuy nhiên, bằng sự kết hợp tài tình của các vật dụng nội thất nhà bếp, phối hợp cùng màu sơn và cách sắp xếp bố cục không gian, đã thể hiện được sự đan xen giao thoa giữa yếu tố hiện đại. Giúp cho phòng bếp mang một âm hưởng cá tính và khác biệt hơn rất nhiều.
Phòng bếp phong cách Vintage 25m2
Diện tích 25m2 cho một căn bếp không hề là nhỏ để bạn trổ tài trang trí. Tuy nhiên, sử dụng và khai thác không gian này như thế nào là triệt để?
Bạn có thể tham khảo những mẫu phòng bếp phong cách Vintage mà chúng tôi vừa gợi ý hoặc xin thêm ý kiến của kiến trúc sư để có giải pháp cho phù hợp.
Ở đây, chúng tôi gợi ý cho bạn cách bài trí tủ bếp theo chiều ngang. Đồng thời, kết hợp giữa không gian phòng bếp và phòng ăn. Giúp không gian nhà bếp không có quá nhiều khoảng trống. Vẫn tạo được sự ấm cúng và thân mật khi các thành viên quây quần dùng bữa cùng nhau.
Căn bếp được thiết kế theo phong cách Vintage sử dụng gam màu trắng phối vật dụng trang trí tông pastel nhẹ nhàng, trang nhã. Đồng thời, kệ tủ bếp được làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp đem đến sự sang trọng, vừa cổ điển vừa hiện đại chuẩn chất Vintage.
Phòng bếp theo phong cách Vintage nội thất bằng gỗ
Phòng bếp là nơi có thể sử dụng rất nhiều các món đồ dùng bằng gỗ: từ tủ bếp, bàn ghế ăn, vật dụng dụng cụ đồ làm bếp… Chất liệu gỗ có xuất phát từ tự nhiên, tạo cảm giác vừa quen thuộc, vừa gần gũi. Đồng thời, mùi hương của gỗ cũng giúp cho người dùng cảm thấy khoan khoái và dễ chịu hơn. Bạn có thể kết hợp chất liệu gỗ đại diện cho tính cổ điển, kết hợp với những vật dụng trang trí như hình tham khảo trên để vẫn giữ được yếu tố hiện đại cần có.
Thiết kế phòng bếp phong cách Vintage diện tích nhỏ
Nhiều người dùng chia sẻ thắc mắc rằng. Nhà nhỏ thì liệu có thể thiết kế thi công phòng bếp theo phong cách Vintage được hay không? Trái ngược hẳn với phong cách thiết kế cổ điển cần phải có không gian lớn, bề thế để thể hiện sự đẳng cấp sang trọng. Thì ở phong cách Vintage, bạn có thể dễ dàng ứng dụng phong cách thiết kế nội thất này vào bất cứ không gian phòng ốc nào. Kể cả phòng khách hay phòng ngủ. Hay kể cả không gian có diện tích nhỏ, vừa hoặc lớn, đều có thể ứng dụng phong cách Vintage đều phù hợp.
Vintage không có một quy chuẩn cố định nào về diện tích. Thậm chí, không gian càng nhỏ hẹp thì càng dễ bố trí vật dụng gợi tính hoài cổ xa xưa dễ dàng hơn.
Trên ảnh là một mẫu phòng bếp Vintage chuẩn trẻ trung, hiện đại và mới mẻ. Tuy không có nhiều không gian nhưng nhờ cách bố trí vật dụng thông minh, khai thác triệt để khoảng trống. Cho nên, căn bếp đem lại một chút gì đó thật thú vị và nhiều bất ngờ.
Phòng bếp phong cách Vintage phối hợp hiện đại
Mẫu phòng bếp này phù hợp với những gia chủ chuộng gu đơn giản, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo giữ được tính sang trọng cần thiết.
Không nhiều màu sắc, không nhiều vật dụng, nhưng phòng bếp được thiết kế theo phong cách Vintage hoài cổ kết hợp hiện đại vẫn toát lên được nét riêng biệt hấp dẫn người xem muốn chiêm ngưỡng.
Phòng bếp phong cách Vintage cho nhà 3 tầng
Một sự kết hợp nội thất đi đôi với màu sắc thông minh, giúp cho căn bếp của gia chủ thêm phần đáng yêu, tươi trẻ và khác lạ. Nếu bạn thích một căn bếp “không đụng hàng” thì có thể trổ tài trang trí bằng cách biến tấu với một vài màu sắc và kết hợp vật dụng lại với nhau xem. Biết đâu bạn sẽ bất ngờ vì tính nghệ thuật của nó mang lại đấy nhé.
Phòng bếp phong cách Vintage cho nhà cấp 4
Thiết kế nội thất không quy phạm cho một không gian nhà cấp 4 hay nhà ở biệt thự, chung cư nhiều tầng. Do đó, gia chủ sở hữu nhà cấp 4 vẫn hoàn toàn có cơ hội sở hữu một phòng bếp phong cách Vintage đẹp bắt mắt như ảnh trên minh họa.
Phòng bếp phong cách Vintage cho nhà biệt thự sân vườn
Biệt thự sân vườn là không gian không thể tuyệt vời hơn nữa để các kiến trúc sư trổ tài thiết kế nội thất.
Vậy, với những mẫu nhà biệt thự có sân vườn thì thiết kế phòng bếp theo phong cách Vintage như thế nào?
Tùy vào gu thẩm mỹ và sở thích của gia chủ muốn nhấn mạnh vào yếu tố hoài niệm hay sang trọng, đẳng cấp. Ảnh trên là một gợi ý thiết kế phòng bếp cho biệt thự sân vườn mang cảm hứng hoài cổ.
Sử dụng gạch là chất liệu chính và màu gạch là tông màu chủ đạo. Gian bếp tuy rộng rãi, thoáng đãng, nhưng không bày nhiều vật dụng xa xỉ hay đắt tiền. Nó thể hiện được rằng chủ nhân căn biệt thự này là người biết trước biết sau, sống cần kiệm và luôn nhớ về những gì đã qua.
Sở hữu lợi thế sân vườn, tất nhiên bạn đừng quên đặt ngay một chiếc cửa sổ để đón ánh nắng và khí trời tự nhiên lùa vào bếp. Thật sự, bếp không những chỉ đẹp, mà còn phải cần ấm cúng và gần gũi.
Phòng bếp phong cách Vintage cho nhà ống
Đặc thù của loại hình nhà ống là chiều dài sâu, chiều ngang hẹp. Bạn có thể khai thác chiều dài để nới rộng không gian nhà bếp hơn. Bằng cách thiết kế phòng bếp kết hợp phòng ăn. Hoặc phòng bếp nối liền phòng khách.
Phòng bếp không cần bài trí quá nhiều vật trang trí. Nếu như bạn đã sở hữu tủ bếp với thiết kế cầu kỳ thì nên dùng bộ bàn ăn đơn giản, ít chi tiết để đảm bảo sự cân bằng cho không gian như trên ảnh vừa gợi ý.
Phòng bếp phong cách Vintage diện tích 20m2